Câu đối có chí khí
Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :
– Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?
Ðứa học trò chí khí đối lại liền:
– Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?
Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.
Làm theo
Bà mẹ dặn con trai mới dạm vợ:
– Sang nhà bên ấy, thấy bố vợ làm gì thì phải làm theo nghe con!
– Vâng! Con nhớ rồi!
Ðến nơi, thấy bố vợ đang ngồi tréo mảy uống trà, anh ta liền đến kéo ghế, ngồi tréo mảy bên cạnh, rót nước uống tự nhiên. Ông bố vợ nổi giận, vừa lúc thấy con chó đến gần, ông ta giơ chân đá nó một cái. Con chó kêu “oẳng” một tiếng rồi chạy đi. Chàng rể vội kêu lên:
– Ðứng lại cho tao đá, rồi hãy chạy!
Đố nhau
Mấy anh đố nhau. Anh thứ nhất nói:
– Càng đắp càng bé là gì?
Mọi người nghĩ mãi, rồi đành chịu. Anh này tự trả lời:
– Người ta đào ao, lấy đất đắp vào bờ bên trong. Càng đắp thì cái ao càng bé lại.
Anh thứ hai đố:
– Càng kéo càng ngắn là gì?
Mọi người cũng chịu cả. Anh ta giải thích:
– Là điếu thuốc lá. Cứ kéo một hơi là nó lại ngắn đi một chút.
Anh thứ ba hỏi:
– Thế càng vặn càng vẹo là gì?
Mọi người càng chịu, cho là anh ta chơi chữ. Anh này cười bảo:
– Đâu mà chơi chữ! Chỉ là hai người cùng giặt một cái chăn. Đến lúc vắt nước, mỗi người cầm một đầu chăn bằng hai tay thật chặt, vặn xoắn vào. Được một lúc thì cả hai đều vẹo mình đi, mỗi người về một phía.
Đến lượt anh thứ tư, anh này lửng khửng bảo:
– Càng to càng bé là gì?
Mọi người cười bò ra, phán đoán đủ kiểu. Anh ta chỉ lắc đầu, mãi sau mới nói:
– Con cua nó có hai càng. Một càng to, một càng bé.
Đánh thế còn nhẹ
Có một anh nông dân về nhà ăn cơm trưa, thấy món rau xào hôm nay rất ngon, liền hỏi vợ:
– Rau xào hôm nay sao ngon thế?
Vợ đắc ý khoe:
– Hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi qua nhà mình đã mượn dao để chia, em đã rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo, nên rau mới ngon như thế đấy!
Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái, mắng:
– Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày?
Vợ rất uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên:
– Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng tao cũng được ăn?
Bánh tao đâu
Ông thầy đồ nọ vốn tính tham ăn. Bữa ấy có người mời đi ăn cỗ, thầy mới cho một cậu học trò nhỏ theo hầu.
Ðến nơi, thầy ngồi vào cỗ, bảo học trò đứng bên cạnh. Trông thấy trong mâm cỗ còn nhiều bánh trái, bụng no nhưng thầy lại muốn bỏ túi mấy chiếc. Sợ người chung quang nom thấy thì mất thể diện, thầy mới cầm bánh thản nhiên đưa cho học trò, bảo:
– Này, con cầm lấy!
Vừa đưa, thầy vừa nháy ra hiệu bảo cất mang về cho thầy.
Cậu học trò không hiểu được cái nháy mắt thâm thúy của thầy, tưởng thầy cho thật, liền bóc ngay ra ăn.
Thầy nhìn thấy, giận lắm, nhưng giữa đông đủ mọi người, không dám mắng. Ðến lúc ra về, thầy vẫn còn tiếc mấy cái bánh, muốn kiếm cớ để trả thù học trò. Khi hai thầy trò đang cùng đi ngang nhau, thầy bèn giận dữ mắng học trò:
– Mày là anh em bạn với tao hay sao mà dám đi ngang hàng với tao?
Trò sợ, vội vàng đi nhanh lên trước. Thầy lại gắt:
– Mày là bố tao hay sao mà dám đi trước tao?
Trò tụt lùi lại sau. Thầy lại quát:
– Tao có phải là thằng tù đâu mà mày phải đi sau áp giải.
Trò ngơ ngác quay lại thưa:
– Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy xin thầy bảo cho con nên thế nào cho phải ạ?
Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:
– Thế bánh tao đâu…?
Nhưng nó phải bằng hai mày!
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:
– Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngon tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
– Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm gón tay mặt, nói:
– Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
Sĩ diện
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: “Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được.”
Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.
Hôm sau, bạn hỏi ông ta: “Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?”
Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: “Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết.”
Sợ vợ
Có anh nọ xưa nay rất là sợ vợ. Vợ nó quát tháo thế nào, anh ta cũng ngậm miệng, không dám cãi một lời. Anh ta đi đánh bạc, mãi xẩm tối mới về. Thổi cơm ăn xong, chị vợ ngồi chờ chồng mỏi mắt. Chị ta tức lắm. Khi anh chồng vừa mới ló mặt vào ngõ, chị ta đã chạy ra túm ngực lôi vào nhà, gầm rít.
Anh ta vừa gỡ tay vợ túm ngực, vừa kêu xin:
– Bỏ tôi ra! Tôi xin bu nó!
Chị vợ được thể càng làm già, túm luôn tóc ấn đầu anh ta xuống. Anh ta liền vung tay gạt ngã chị vợ, tát cho luôn chị vợ mấy cái, rồi trợn mắt, quát:
– Người ta đã sợ thì để cho người ta sợ chứ!
Hổ phụ sinh hổ tử
Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi.
Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:
– Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp!
Cảm ơn về những câu chuyện cười vui , không có ẩn ý thô tục… rất cảm ơn!
Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Ðức Mẹ là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Ðức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dủ lòng thương mà nhận lời con cùng. Amen.
Cau chuyen vui qua lan sau xin suu tam them
con xin that long cam on hoi cong giao da lap ra trang web nay de nhung nguoi nhu con day biet cach ma cau nguyen , con that la xuc dong khi tim ra cach vieng 14 dang thanh gia chi tiec la con xa nha cung kha lau ,cach doc kinh cau nguyen khong nho duoc nhieu ,nha tho viet nam thi xa ,khi di nha tho tieng anh neu ma minh co mot cuon sach de minh biet va hieu ro cach cau nguyen de minh co the tu lam thi hay biet may thua quy ong ba . con hien ngu tai canada tinh Toronto ,Ontario xin quy ong ba chi cho con nen mua nhung sach gi , mua o dau ,cam on rat nhieu nguyen Chua tra cong boi hau cho quy vi .
Cung that bun cuoi y ngja sau xa that
Xin Me thi xin o trang kia. Xin trang nay toi chet. Ban khong bit gi ha?
Lạy mẹ Maria xin mẹ đoái thương đến con là người ngoại đạo chưa biết gì về mẹ và Thiên Chúa. Xin mẹ nhận lời kêu xin của con và nhậm lời mổi khi con chạy đến cùng mẹ vì con biết những ai chạy đến với Mẹ thì chẳng khi nào mẹ để con trở về tay không.
Nguyên xin Chua va Me o cung ban
Lạy Mẹ, xin cho con được lòng yêu mến và luôn sống theo mẫu gương của Mẹ.
May truyen hay qua. Nen nho sau nay ke cho moi nguoi nge thoi. Thanks admin
Toi la nguoi ngao dao, cho toi xin hoi muon cau nguyen voi Me Maria lam sau va cau nhu the nao de duoc Me nhan loi, xin chi dum toi …….CAM ON NHIEU.
hãy tín thác
Cam on da cho mot ngay cuoi thoai mai.
Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.
Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:
– Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?