Thiên Chúa Thiết Lập Một Dân Tộc | CôngGiáo.org
≡ Menu

Thiên Chúa Thiết Lập Một Dân Tộc

Lịch sử Israel được thành lập qua việc Thiên Chúa đưa dân này ra khỏi cảnh nô lệ Aicập. Để chuẩn bị, Thiên Chúa đã chọn ra những kẻ Ngài cần.

1. Thiên Chúa chọn Môisen

Thiên Chúa đã chọn Môisen cho công việc của Người. Tên của ông có nghĩa là vươn lên. Thiên Chúa chọn ông trong 3 biến cố chính yếu:

a. Con người này được chọn và mang vai trò: Trung gian. Và danh từ này, đối với người Kitô hữu có vang âm sâu đậm, nó cho ta thấy nổi lên đàng sau Môisen, một Đức Kitô Trung gian mà Môisen tiên báo.

b. Việc Thiên Chúa mặc khải Danh Ngài cho Moisen; cuộc ra đi của người Do thái khỏi đất Aicập để tiến vào Đất Hứa ; Giao ước Thiên Chúa ký cùng dân … tất cả tạo thành những biến cố mang nhiều ý nghĩa chứng tỏ lòng trung tín của Thiên Chúa và tình thương từ ngàn đời Ngài đã dành cho Israel.

c. Người ta nhận thấy, bức chân dung của Moisen khó vẽ hơn bức chân dung của Abraham: Ông Moisen với tư cách là Trung gian, ông có liên quan đến từng biến cố trong đó dân trực tiếp liên hệ, cùng một lúc với ông. Như thế, mọi biến cố trong cuộc đời Moisen đều có những liên hệ đối với Dân mà ông được trao trọng trách dẫn dắt.

Cũng biết rằng, những biến cố xảy ra trong cuộc đời của ông Moisen được nhìn như những chuẩn bị vững chắc để ông trở thành một nhà lãnh đạo và lập pháp cho Israel.

2. Moisen và dân Israel ra khỏi Aicập

Khoảng năm 1250 (TCN), người Israel nổi loạn. Dưới sự hướng dẫn của Moisen dân danh Thiên Chúa của họ, họ lìa bỏ Aicập. Họ đã thoát khỏi ách nô lệ Pharao. Những người này tạo thành một nhóm ô hợp gồm nhiều thành phần. Và như vậy, cuộc xuất hành này còn được gọi là cuộc xuất hành trốn thoát. Và với họ, cuộc thoát khỏi cảnh nô lệ Aicập trở nên một kinh nghiệm kỳ diệu cho chính cuộc đời và số phận của họ.

3. Hành trình trong Samạc và hình ảnh Dân tộc

Người Do thái đã thoát khỏi sự truy đuổi của người Aicập. Giờ này họ đã tự do. Nhưng phải sống. Song, trước mặt họ là sa mạc và những khó khăn rình rập trước mặt. Sự tồn vong là quan trọng nhất. Họ phải chiến đấu với những thù nghịch bên cạnh để bảo vệ sự tồn tại của họ. Những sự thiếu thôn thường xuyên xảy ra khiến cho nhiều lần dân muốn làm phản Moisen.

Nhưng cũng chính nơi giữa họ, một số thành phần khác đã biết “chung lưng đấu cật” để bảo vệ sự tồn tại của nhóm. Vì thế, dần dần họ hình thành một nhóm thống nhất trước khi chính thức trở thành một nhà nước. Tuy nhiên, với 40 năm hành trình trong sa mạc, những bước đi của họ luôn được Thiên Chúa đồng hành, nên sự an nguy của họ xem ra được Thiên Chúa bảo đảm ; điều còn lại chính là lòng tín trung của họ vào Thiên Chúa. Họ phải ý thức đến niềm tin mà tổ tiên cha ông họ đã phó thác vào Thiên Chúa. Và như thế, kỷ niệm sa mạc luôn sống động trong lòng dân, suốt thời gian này họ nhiều phạm tội, nhờ đó họ cũng được kinh nghiệm về lòng yêu thương, tha thứ và săn sóc của Thiên Chúa.

Cũng phải kể thêm rằng, đối với người Do thái, đi từ đám đông hỗn hợp đến tình trạng của một dân tộc có tổ chức là một kinh nghiệm làm người hảo hạng. Nhưng đó cũng là một king nghiệm tôn giáo. Và như vậy, sự gắn kết của mọi người trong dân tạo thành một dân tộc và từ ý nghĩa này niềm tin vào Thiên Chúa Giavê được củng cố.

4. Một Giao ước

Dường như hình ảnh một Moisen già nua đã không còn đủ khả năng để làm tròn trách nhiệm. Và người ta bắt đầu cảm thấy có nhu cầu về một tổ chức. Thiên Chúa đã chỉ cho Moisen đón nhận ý kiến của dân. Moisen đã tổ chức dần từng bước. Ông thiết lập những người hữu trách. Ông đặt cơ sở cho pháp chế Israel. Pháp chết này phát sinh từ một kinh nghiệm và mang dấu ấn của một niềm tin vào Thiên Chúa đã giải phóng dân Ngài, đồng hành với dân Ngài, và diễn tả ý muốn của Ngài qua pháp chế đó. Và pháp chế đó thể hiện qua Thập giới (Mười giới răn) (Xh 20, 1-21). Thập giới hay còn là Giao ước Sinai.

Thiên Chúa đã chấp nhận ký kế với đám dân ô hợp một Giao ước tại núi Sinai. Giao ước này phát xuất từ sáng kiến và tình thương của Thiên Chúa với Israel. Theo Giao ước này, Thiên Chúa nhận Israel làm dân riêng của Ngài, còn Israel tuyên nhận Thiên Chúa la Chúa độc nhất và phải tôn thờ, vâng lời chỉ một mình Ngài mà thôi. Lời cam kết trở thành quan trọng cho chính đời sống tôn giáo và chính trị của Israel. Vận mệnh dân tộc sẽ lệ thuộc vào việc dân tuân thủ Giao ước này như thế nào. Thập giới trở thành những khoản luật cơ bản để dân trung thành với Thiên Chúa. Lỗi những điều luật này, dân trở thành những kẻ “ngoại tình” và “bất trung”.

Câu chuyện về một dân tộc Israel sẽ được tiếp tục với những biến cố tiếp theo.


 
Trở về trang chính sách giáo lý vào đời: Giáo Lý Vào Đời

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment