Mùa Chay | CôngGiáo.org
≡ Menu

Mùa Chay

I. Nguồn gốc

1. Nguồn gốc và ý nghĩa Mùa Chay

– Tại Ai Cập: Mùa Chay được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ thứ III đầu thế kỷ thứ IV.

– Tại Rôma: Mùa Chay được hình thành cách rõ nét vào cuối thế kỷ thứ IV.

– Ý nghĩa của Mùa Chay:

+ Đối với toàn thể dân Kitô giáo đây là thời gian mọi người chuyên chăm cầu nguyện, giữ chay tịnh và thi hành bác ái.

+ Đối với các dự tòng đây là thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho họ lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm vào Đêm Phục Sinh.

+ Đối với các hối nhâ đây là thời kỳ đền tội và sám hối để xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ và hoà giải.

2. Cấu trúc Mùa Chay

– lý do chọn ngày thứ tư làm ngày lễ tro vì:

+ Truyền thống từ rất lâu trong Giáo hội vẫn coi ngày thứ tu và thứ sáu trong tuần là những ngày sám hối, vì vậy khi chọn thứ tư điều đó sẽ phù hợp với ý nghĩa sám hối và hoán cải của Mùa Chay.

+ Giáo hội thừa kế truyền thống Do Thái giáo về biến cố xuất hành bên Ai Cập, mà theo truyền thống này Chúa giải thoát dân và giao ước với họ vào ngày thứ tư
trong tuần. Ngày thứ tư được coi là mốc điểm của biến cố cứu độ, đó cũng chính là ý nghĩa của Mùa Chay ki Giáo hội chuẩn bị mừng biến cố Vượt Qua của Chúa Kitô.

a. Thứ Tư Lễ Tro

Các tín hữu thuở ban đầu xức tro để tỏ lòng sám hối, đặc biệt đối với những người có tội công khai, cử chỉ này là cách biểu hiện bề ngoài của thái độ sám hối nội tâm. Vào thời đầu của Giáo hội, xức tro diễn tả hai ý nghĩa cơ bản:

+ Con người chỉ là thụ tạo, thân phận mau qua. Trước mặt Thiên Chúa con người không là gì để tự mãn,…

+ Xức tro nói đến thái độ nội tâm của con người: vì là thụ tạo nên con người phải biết khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa.

b. Các Chúa Nhật dành cho dự tòng

* Ba giai đoạn trong tiến trình gia nhập kitô giáo:
+ Giai đoạn khởi giảng Tin Mừng là thời gian đầu các dự tòng có thiện cảm và bước đầu tìm hiểu Kitô giáo.

+ Giai đoạn học đạo ké dài nhiều năm và thời gian cuối của giai đoạn này thường trùng vào Mùa Chay.

+ Giai đoạn nhiệm huấn kéo dài trong suốt tuần Bát Nhật Phục Sinh và sau khi đã chịu thánh tẩy.

II. Cử hành Phụng vụ trong Mùa Chay

1. Cử hành thứ Tư Lễ Tro

– Trước công đồng Vaticanô II, vbào ngày thứ tư lễ tro nghi thức làm phép và xức tro được cử hành ngay đầu thánh lễ, còn trong nghi thức hiện nay, việc xức tro được đặt trong phần Phụng Vụ Lời Chúa sau bài Tin Mừng, và người ta không nhất thiết phải cửa hành Thánh Lễ sau khi xức tro, bởi vì Nghi thức xức tro có thể cử hành trong thánh lễ hay ngoài thánh lễ. Khi cử hành ngoài thánh lễ, sau phần xức tro cộng đoàn sẽ đọc lời nguêỵn chung để kết thúc buổi cử hành Phụng vụ. Sách lễ Rôma hiện nay đặt nghi thứac xức tro vào loại cử hành sám hối.

– Công thức xức tro ngày xưa, trích trong Cựu Ứơc: Ta là thận cát bụi, sẽ trở về cát bụi (St 3, 19).

– Công thức xức tro hiện nay, trích trong Tân Ước: Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng (Mt 1,15).

– Ý nghĩa việc xức tro: Xức tro không chỉ nhắc đến thân phận mỏng dòn yếu đuối của nhân loại, nhưng việc đón nhận Tim\n Mừng sẽ làm cho con người thấy rõ hơn thân phận yếu đuối của mình, và như thế cử chỉ sám hối vừa là điều kiện đi trước vừa là kết quả theo sau của việc đón nhận Lời Chúa.

2. Các bài đọc Kinh Thánh trong thánh lễ Mùa Chay

– Bài đọc ngày Chúa Nhật: Cựu Ứơc và Tin Mừng. Bài thánh thư, khi thì soi sáng cho bài Cựu Ứơc, khi thi soi sáng cho bài Tin Mừng.

– Các bài đọc trong tuần: Cựu Ứơc và Tin mừng.


 
Trở về trang chính sách giáo lý vào đời: Giáo Lý Vào Đời

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment

Next post:

Previous post: