Đất Nước và Thời Thủ Lãnh | CôngGiáo.org
≡ Menu

Đất Nước và Thời Thủ Lãnh

Sau khi Moisen qua đời, Thiên Chúa đã trao trách nhiệm dẫn dắt dân cho Giôsuê. Chính ông sẽ lãnh đạo dân tiến vào miền đất Thiên Chúa đã hứa ban cho họ. Giosuê trở thành Thủ lãnh của đám dân này và là khởi đầu một thời kỳ mới: thời kỳ Thủ Lãnh.

1. Giosuê và cuộc tiến vào đất hứa

Cuộc hành trình vào Canaan không phai thực hiện ngay một lần, cũng không bằng một hình thức duy nhất, dưới sự lãnh đạo của một người duy nhất. Cuộc tiến vào đất hứa đã diễn ra qua nhiều ngả và dưới nhiều hình thức nhóm. Tuy nhiên, người ta vẫn thấy vai trò nổi bật của Giosuê, người kế vị Moisen dẫn dân vào đất hứa. Sau khi đã vào miền đất, Giôseu đã chọn một miền đất tạt Sikhem và ở đây, ông cho mời tất cả những người từ Aicập trở về và những người ở lại đến gặp nhau trong một đại hội. Người ta quen gọi là Đại hội Sikhem. Trong đại hội đó, ông đề nghị mọi người chọn Giavê như là một vị thần của họ. Đó là hoà ước tôn giáo đặt cơ sở trên sự thống nhất bằng máu của các chi tộc,trên sự chiếm lĩnh một đất đai và trên niềm tin vào Giavê. Và như vậy, một liên bang các chi tộc đã khai sinh.

2. Đất nước dưới thời thủ lãnh

12 chi tộc được xác lập thành liên bang và phân chia những vùng đất để định cư trong miền đất hứa. Tuy nhiên, trong miền đất ấy vẫn còn những người Canaan, do vậy, con cái Israel cũng đã chịu ảnh hưởng tư tưởng văn hoá của những người bản xứ này. Đặc biệt hơn là có những cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa con cái Israel và con cái Canaan, cho nên, họ cũng bị ảnh hưởng tinh thần tôn giáo của người Canaan, và điều này là một vi phạm giao ước với Thiên Chúa. Dân đã bội phản Thiên Chúa. Mặt khác, khi vào định cư trong miền đất này, Isarel là một dân mới nên về mặt chính trị, dân này còn rất yếu ; trong khi đó, các dân bên cạnh như Môab, Amon, Madian, … thì rất mạnh.

Từ những ảnh hưởng tôn giáo và sự yếu về chính trị, dân đã bị ngoại bang xâm chiếm và nguy cơ bị đô hộ vào từng giai đoạn. Nhưng Thiên Chúa lại không muốn để cho dân của Ngài phải đau khổ, Ngài đã cho xuất hiện những thủ lãnh trong dân, và từ nhờ những người này lãnh đạo, dân Chúa thoát khỏi nguy cơ xâm chiếm từ ngoại bang. Sách Thủ Lãnh kể tên các vị thủ lãnh như: bà Đêbôra, ông Giêđêon, Gieptê, Samson …

Điều căn bản được thấy nơi đây chính là bài học luân lý cho Israel bởi họ thiếu một lòng tín trung với Thiên Chúa. Và khi họ phạm tội nghịch lại với Thiên Chúa thì họ sẽ bị đánh phạt. Nhưng nếu họ ăn năn thống hối thì lại được cứu. Và đây là một tiến trình: Tội – phạt – hối – cứu.

– Tội: Israel phạm tội bỏ Chúa, thời thần ngoại

– Phạt: Thiên Chúa phạt họ để cho rơi vào tay dân ngoại đè nén.

– Hối: Israel hối cải, kêu lên Thiên Chúa

– Cứu: Thiên Chúa cho một vị thủ lãnh xuất hiện để cứu họ.

Thời Thủ Lãnh trong Israel (1200-1020), thực ra đã bắt đầu cho thấy hình bóng của một thời quân chủ xuất hiện. Có lẽ đây chính là một lẽ tất yếu trong tiến trình hình thành và khẳng định vị thế của dân Israel trong khu vực.


 
Trở về trang chính sách giáo lý vào đời: Giáo Lý Vào Đời

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment